Gia vang online   Fxpro Banner Spread
  • Home
  • Login
  • Calendar Forex
  • Gold History
  • Search
  • Mobile

Basic Technical Analysis Trading

Khi đứng 1 mình, không có chỉ số nào mang lại kết quả lớn. Tuy nhiên, khi kết hợp và sử dụng thống nhất các chỉ số với nhau thì chúng có thể cho những người giao dịch những góc cạnh giúp hiểu rõ hơn những giao dịch biến động trong ngắn hạn.

Khi đứng 1 mình, không có chỉ số nào mang lại kết quả lớn. Tuy nhiên, khi kết hợp và sử dụng thống nhất các chỉ số với nhau thì chúng có thể cho những người giao dịch những góc cạnh giúp hiểu rõ hơn những giao dịch biến động trong ngắn hạn. Do đó, điều quan trọng cho người giao dịch là tìm thấy mối quan hệ liên kết nhau giữa những chỉ số khác nhau vì nhiều tín hiệu có thể cung cấp những dự đoán về giao dịch chính xác nhất.

1. Moving Average Convergence/Divergence (MACD)

MACD là gì?

MACD là 1 trong những chỉ số được người giao dịch tiền tệ sử dụng phổ biến nhất. Đây là chỉ số động lượng hỗ trợ trong việc xác định những xu hướng, cùng lúc đó có thể chỉ ra được sự đảo ngược hay những điều kiện vượt mua (mua quá mức chấp nhận - overbought)/ vượt bán (bán quá mức chấp nhận - oversold). MACD được tính bằng cách lấy sự khác biệt giữa 2 mức di chuyển trung bình theo luật số mũ. 2 mức di chuyển trung bình này thường được sử dụng là 26 ngày và 12 ngày.

MACD có thể được sử dụng cho giao dịch như thế nào?

Cắt đường tín hiệu

Cách thông thường nhất để sử dụng MACD là để mua/bán 1 cặp tiền tệ khi nó vượt qua đường tín hiệu hay còn gọi là mức 0. Một tín hiệu bán xuất hiện khi MACD nằm dưới đường tín hiệu trong khi 1 tín hiệu mua xuất hiện khi MACD tập hợp trên đường tín hiệu.

Overbought/Oversold (Vượt mua/vượt bán)

MACD cũng có thể được sử dụng như là 1 chỉ số vượt mua/vượt bán. Khi di chuyển trung bình ngắn hạn di chuyển 1 cách đáng chú ý ra khỏi di chuyển trung bình dài hạn (ví dụ MACD tăng) thì nó giống như là những di chuyển giá tiền tệ đang bắt đầu kiệt quệ và sẽ sớm trở lại mức độ hiện thực.

Phân kỳ

Khi MACD phân kỳ từ xu hướng giá tiền tệ thì nó có thể đưa ra 1 tín hiệu đảo ngược xu hướng. Thêm vào đó, nếu MACD tạo ra 1 điểm thấp mới trong khi cặp tiền tệ không tạo ra điểm thấp mới, thì đây là phân kỳ đầu cơ giá hạ, chỉ ra 1 điều kiện có thể vượt bán. Lần lượt như vậy, nếu MACD tạo ra 1 điểm cao mới trong khi cặp tiền tệ không xác nhận những điểm cao này, thì đây là phân kỳ đầu cơ lên giá, chỉ ra 1 điều kiện có thể vượt mua.

2. Stochastics

Stochastics là gì?

Đường stochastics là 1 chỉ số động lực thường được sử dụng để đo giá tiền tệ hiện thời với giá lịch sử của nó trong 1 khoảng thời gian cho trước. Nó giống như máy đo sức mạnh và động lực của 1 tác động giá lên cặp tiền tệ bằng cách đo mức độ tiền tệ bị vượt mua hay vượt bán. Mức chia độ của chỉ số này là từ 0 đến 100. Nếu thấy trên 80 thì chỉ ra những điều kiện vượt mua, khi nó phản ánh sự thật là tiền tệ đang mạnh và giá đang tiến gần tới điểm cao của dãy giao dịch. Nếu thấy dưới 20 thì chỉ ra những điều kiện vượt bán và phản ánh sự thật là tiền đang yếu và đang tiến gần tới điểm thấp của dãy giao dịch.

Stochastics có thể được sử dụng cho giao dịch như thế nào?

Tìm ra những điều kiện vượt mua và vượt bán

Cách thông thường nhất để phân tích stochastics là bán khi thấy trên 80 là tín hiệu báo tình trạng vượt mua và mua khi thấy dưới 20, là tín hiệu báo tình trạng vượt bán.

Phân kỳ

Những tín hiệu mua và bán cũng có thể được đưa ra khi stochastics cho thấy sự phân kỳ, chỉ ra 1 xu hướng đảo ngược có thể. Phân kỳ xuất hiện khi giá trị stochastics di chuyển về 1 hướng và giá trị của giá di chuyển về hướng ngược lại.

3. Relative Strength Index (RSI)

RSI là gì ?

RSI có lẽ là chỉ thị phổ biến nhất được nhóm người giao dịch FX sử dụng. Nó được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. để đo sức mạnh hay động lực của 1 cặp tiền tệ. Chỉ số này được tính bằng cách so sánh thành tích hiện tại của cặp tiền tệ với thành tích trong quá khứ của nó, hoặc so sánh những ngày ở trên của nó với những ngày ở dưới. Mức chia độ của RSI là 0-100, nếu điểm nào trên 70 thì được xem là vượt mua trong khi điểm nào dưới 30 thì được xem là vượt bán. Khung thời gian chuẩn của cách đo này là 14 periods mặc dù 9 và 25 periods cũng thường được sử dụng. Nói chung, càng nhiều periods thì có khuynh hướng đem lại dữ liệu càng chính xác hơn.

RSI có thể được sử dụng cho giao dịch như thế nào?

- RSI có thể được sử dụng để xác định những điều kiện vượt trội hay những sự đảo ngược của xu hướng thị trường. 

RSI trên 70 được xem là vượt mua và chỉ ra tín hiệu bán. RSI dưới 30 được xem là vượt bán và sẽ ngụ ý 1 tín hiệu mua. Một vài người giao dịch xác định xu hướng dài hạn và sau đó sử dụng những chỉ số vượt trội cho điểm vào. Nếu xu hướng dài hạn là đầu cơ lên giá thì chỉ số vượt mua có thể tượng trưng cho những điểm vào tiềm năng.

-RSI có thể được sử dụng để chỉ ra sự phân kỳ

Những cơ hội giao dịch có thể được phát ra bằng cách nhìn lướt qua sự phân kỳ tích cực và tiêu cực giữa RSI và cặp tiền tệ nằm bên dưới. Ví dụ, 1 cặp tiền tệ rớt xuống nơi RSI tăng lên từ điểm thấp 15 tới 50. Với RSI, cặp nằm dưới sẽ sớm đảo ngược hướng của nó sau sự phân kỳ như vậy. Phù hợp với ví dụ này, phân kỳ xuất hiện sau chỉ số vượt mua hay vượt bán thường cung cấp những tín hiệu đáng tin hơn.

4. Bollinger Bands

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands rất giống với di chuyển trung bình. Những dãy được vẽ với 2 sự chênh lệch theo chuẩn trên và dưới của di chuyển trung bình. Điều này thường không dựa trên di chuyển trung bình đơn giản, mà di chuyển trung bình theo số mũ có thể được sử dụng để tăng mức nhạy cảm của chỉ số này. Một di chuyển trung bình đơn giản 20 ngày được xem là dãy trung tâm và 2 sự chênh lệch theo chuẩn cho những dãy bên ngoài. Chiều dài của di chuyển trung bình và số chênh lệch có thể được thay đổi luân phiên để thích hợp hơn với những người giao dịch và tính linh động của cặp tiền tệ. Thêm vào đó sự xác định mức giá và tính linh động có liên quan thì dãy Bollinger có thể kết hợp diễn biến giá và những chỉ số khác để phát ra những tín hiệu và là tín hiệu cho những di chuyển đáng chú ý.

Bollinger Bands có thể được sử dụng như thế nào trong giao dịch?

Bollinger Bands thường được những người giao dịch sử dụng để tìm ra những di chuyển giá quá khích không thể chống cự lại được, bắt kịp những thay đổi trên thị trường, xác định những mức độ hỗ trợ/kháng cự và theo dõi sự co/nở trong tính linh động. Có rất nhiều cách để giải thích Bollinger Bands.

Sự bùng nổ

Một vài người giao dịch tin rằng khi giá vượt trên hay dưới dãy cao hoặc thấp, thì nó chỉ ra sự bùng nổ đang xuất hiện. Những người giao dịch này sau đó sẽ lấy 1 vị trí trong hướng của sự bùng nổ.

Chỉ số vượt mua / vượt bán

Thay đổi 1 cách luân phiên, một vài người giao dịch sử dụng Bollinger Bands như là 1 tín hiệu thông báo vượt mua và vượt bán. Khi được biểu diễn trên biểu đồ ở bên dưới, khi giá chạm đến điểm cao nhất của dãy thì những người giao dịch sẽ bán vì cho rằng cặp tiền tệ bị vượt mua và sẽ đảo ngược trở lại dãy di chuyển trung bình ở giữa. Khoảng trống hay chiều rộng của dãy tùy thuộc vào tính linh động của giá. Thông thường, tính linh động càng cao thì dãy càng rộng và tính linh động càng thấp thì dãy càng hẹp.

 5. Kết hợp tất cả 

Khi đứng 1 mình, không có chỉ số nào mang lại kết quả lớn. Tuy nhiên, khi kết hợp và sử dụng thống nhất các chỉ số với nhau thì chúng có thể cho những người giao dịch những góc cạnh giúp hiểu rõ hơn những giao dịch biến động trong ngắn hạn. Do đó, điều quan trọng cho người giao dịch là tìm thấy mối quan hệ liên kết nhau giữa những chỉ số khác nhau vì nhiều tín hiệu có thể cung cấp những dự đoán về giao dịch chính xác nhất.

Chart- Biểu Đồ

Một biểu đồ thể hiện giá là một chuỗi những điểm giá trên một khung thời gian nhất định. Theo những giai đoạn thống kê, biểu đồ được đề cập đến như chuỗi những điểm thời gian.

Trên biểu đồ, trục y (trục tung) thể hiện sự phân chia giá và trục x (trục hoành) thể hiện sự phân chia về thời gian. Giá được ghi từ trái sang phải và hợp với trục x tạo thành những điểm xa nhất về phía bên phải. Điểm giá trong IBM kéo dài từ 1/1/1999 đến 13/3/2000. 

Các kỹ thuật viên, các nhà phân tích chuyên môn cũng như nhiều nhà biểu đồ học đã sử dụng biểu đồ để phân tích trên diện rộng về sự bố trí của các “chứng nhận sở hữu chứng khoán” như: địa vị xã hội, các tài sản, nhà ở hay thị trường trong tương lai. Bất cứ sự chứng nhận nào về giá trong một khoản thời gian có thể dùng bản đồ để phân tích.

Trong khi hầu như các nhà phân tích kĩ thuật đều sử dụng biểu đồ đặc thù, việc sử dụng các biểu đồ không chỉ dành riêng cho các nhà phân tích chuyên môn. Bởi vì nhìn vào biểu đồ là cách nhanh nhất bể biết được những biến chuyển về giá bảo chứng trong một khoảng thời gian nhất định, chúng cũng đem lại hiệu quả cao nhất trong những phân tích cơ bản. Nhìn trên biểu đồ chúng ta sẽ dễ dàng biết được sự ảnh hưởng của các yếu tố quan trọng về giá của bảo chứng, các giao dịch trong một khoảng thời gian nào đó cũng như sự lên xuống hay ổn định của thị trường .

Làm cách nào để có thể nắm bắt được khung thời gian

Khung thời gian được sử dụng trong biểu đồ phụ thuộc vào sự cô đọng của các dữ liệu: trong ngày, hang ngày, hàng tuần, hàng quý hay dữ liệu hàng năm. Dữ liệu càng ít cô đọng thì càng nhiều chi tiết được thể hiện trên biểu đồ.

Dữ liệu hàng ngày là cơ sở cho dữ liệu trong ngày được cô đọng lại và thể hiện hàng ngày dưới hình thức những điểm dữ liệu đơn hay chuỗi. Dữ liệu hàng tuần cũng lấy nền tản từ những dữ liệu hàng ngày nhưng được cô đọng hơn và thể hiện hàng tuần bằng những điểm dữ liệu đơn. Sự khác biệt về chi tiết trên biểu đồ hàng ngày và hàng tuần đã được thể hiện trên hai biểu đồ trên. 100 điểm dữ liệu (hay chuỗi dữ liệu) trên biểu đồ hàng ngày thì bằng với dữ liệu trong 5 tháng cuối trên biểu đồ tháng và được thể hiện bằng dữ liệu hình chữ nhật. Dữ liệu càng cô đọng, khung thời gian càng có thể thể hiện được nhiều dữ liệu. Nếu trên biểu đồ có thể thể hiện được 100 điểm dữ liệu thì biểu đồ hàng tuần sẽ có thể thể hiện được dữ liệu trong 100 tuần (tương đương 2 năm. Một biểu đồ hàng ngày có thể thể hiện dữ liệu trong 100 ngày ( khoảng 5 tháng). Có khoảng 20 ngày giao dịch trong 1 tháng và khoảng 252 ngày trong 1 năm. Sự lựa chọn sự cô đọng của dữ liệu và khung thời gian phụ thuộc vào những dữ liệu có sẵn và cach giao dịch hay loại hình đầu tư.

Các nhà giao dịch thường tập trung vào các biểu đồ dữ liệu hàng ngày để dự đoán sự biến động giá cả trong thời gian ngắn. Khung thời gian càng ngắn và dữ liệu càng ít cô đọng thì càng nhiều chi tiết được đưa ra.Trong khi đó những dữ liệu dài, thể hiện trong những khung thời gian ngắn có thể bị thay đổi và rất phức tạp. Một sự biến đổi lớn về giá, trên diện rộng, từ cao đến thấp và những khoảng cách về giá có thể dẫn đến sự biến động làm cho hình dạng của biểu đồ có thể bị thay đổi.

Các nhà đầu tư thì thường tập trung theo dõi các biểu đồ chứa dữ liệu tuần hay dữ liệu tháng hơn là dữ liệu ngày để có thể nắm được xu hướng đầu tư và dự đoán dự biến động về giá trong khoảng thời gian dài. Bởi vì những biểu đồ này thường có thể thể hiện được dữ liệu từ 1 – 4 năm bằng những dữ liệu thật cô đọng, sự biến động giá không xuất hiện như ….

Những người khác có thể sẽ sử dụng cách kết hợp cả biểu đồ dài hạn và biểu đồ ngắn hạn. Biểu đồ dài hạn thường hiệu quả trong việc phân tích những khung thời gian dài để thấy được những góc cạnh của lịch sự hoạt động của giá. Một khi hình ảnh tổng thể được phân tích thì biểu đồ hàng ngày có thể được sử dụng để xem xét trong những tháng cuối.

Biểu đồ được hình thành như thế nào?

Chúng ta sẽ giải thích cách hình thành các biểu đồ dạng line, dạng thanh, dạng giá đỡ nến và các biểu đồ dạng điểm hay những con số. Mặc dù có những cách khác để vẽ biểu đồ nhưng thông thường thỉ chỉ có 3 cách là phổ biến nhất trong việc thể hiện giá.

Line Chart (Biểu đồ dạng đường viền)

Biểu đồ dạng đường viền là một trong những biểu đồ đơn giản nhất. Nó được hình thành bởi cách đánh dấu các điểm giá trong một khoảng thời gian bảo chứng và thường rất gần nhau. Kết nối các chấm nhỏ, hoặc điểm giá, trong một khoảng thời gian để tạo thành các đường viền.

Một số các nhà đầu tư và các nhà giao dịch xem mức độ đóng quan trọng hơn là mức độ mở, cao hoặc thấp. Do chỉ chú ý đến sự đóng nên mảng trong ngày thường bị bỏ quên. biểu đồ dạng đường viền cũng thường được sử dụng khi mở, các điểm dữ liệu cao hay thấp thì không có sẵn. Đôi khi chỉ có những dữ liệu đóng là có sẵn và được chú thích rõ rang, việc giao dịch chứng khoán và giá cả trong ngày là rất mỏng manh.

Bar Chart (Biểu đồ dạng thanh)

Có lẽ trong hầu hết các dạng biểu đồ thì biểu đồ dạng thanh là phổ biến nhất. Mức độ cao thấp và tỷ lệ dày đặc được đòi hỏi để hình thành điểm giá cho mỗi giai đoạn của biểu đồ dạng thanh. Mức độ cao, thấp được thể hiện bởi điểm đầu và điểm cuối của các thanh dọc và tỷ lệ dày đặc là những đường ngắn nằm ngang trên những thanh dọc. Trên biểu đồ hàng ngày, mỗi thanh tượng trưng cho sự cao, thấp, và số lần đóng trong một ngày đặc biệt. Trên biểu đồ hàng tuần mỗi thanh tượng trưng cho một tuần và được căn cứ vào sự đóng của ngày thứ 6 cũng như tỷ lệ cao thấp của tuần đó.

Biểu đồ dạng thanh cũng có thể được dùng biểu thị sự mở, cao, thấp hay đóng. Điểm khác biệt duy nhất là có thêm sự mở về giá mà được biểu thị bởi những đường ngắn mở rộng nằm ngang về phía bên trái của thanh. Dù có hay không thì biểu đồ dạng thanh cũng bao gồm cả những điểm mở và phụ thuộc vào các dữ liệu có sẵn.

Biểu đồ dạng thanh rất hiệu quả trong việc biểu thi một số lượng lớn các dữ liệu. Việc sử dụng các biểu đồ dạng đế đèn cầy sẽ chiếm rất nhiều không gian và gây rối mắt. Biểu đồ hình đường viền thì rõ rang hơn nhưng lại thể hiện được quá ít dữ liệu ( không có tỷ lệ cao - thấp). Mỗi thanh riêng lẽ sẽ tạo nên một biểu đồ dạng thanh và được phân biệt bởi các màu sắc trên các thanh, điều này làm cho người đọc biểu đồ có thể làm cho các thanh vừa vặn lại trước khi cảm thấy biểu đồ trở nên rối. Nếu bạn là người không quan tâm đến việc mở giá, biểu đồ dạng thanh là một phương pháp vô cùng lý tưởng cho mối quan hệ đóng từ cao đến thấp. Thêm vào đó, các biểu đồ dạng thanh mà bao gồm sự mở sẽ có khuynh hướng rối mắt nhanh hơn. Nếu bạn quan tâm đến giá mở, thỉ biểu đồ dạng chân đế đèn cầy có lẽ sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

Candlestick Chart (Biểu đồ dạng chân đế đèn cầy)

Ở Nhật Bản cách đây khoảng hơn 300 năm, biểu đồ dạng chân đế đèn cầy đã trở nên khá phổ biến. Trong những biểu đồ này tất cả sự mở, cao, thấp và đóng đều được thể hiện. Một chân đế đèn cầy thể hiện giá mở cũng như sự lên xuồng và đóng của giá trong ngày. Một biểu đồ hàng tuần dạng chân đế đèn cầy thể hiện sự lên xuống hàng tuần của giá được căn cứ vào sự mở cửa giao dịch của ngày thứ 2 và đóng cửa giao dịch của ngày thứ 6.

Nhiều nhà giao dịch cũng như các chủ đầu tư tin tưởng rằng các biểu đồ dạng chân đế đèn cầy rất dễ đọc, nhất là nó có thể thể hiện được các mối quan hệ giữa các quá trình đóng và mở giao dịch. Những biểu đồ dạng chân đế đèn cầy rỗng (trắng) được hình thành khi quá trình giao dịch đóng cửa cao hơn quá trình mở cửa và các chân đế dày đặc (đen) được hình thành khi quá trình đóng cửa giao dịch thấp hơn quá trình mở cửa. Sự phân chia màu trắng hay đen được căn cứ vào quá trình đóng và mở giao dịch và được gọi là thân đèn (body)….. Các đường viên bên trên và bên dưới được gọi là bóng mờ và thể hiện mức độ cao hay thấp.

giavangonline (sưu tầm)

  

Thông tin khác

  • Các trang web tài chính hữu ích - 2022-10-07 21:07:54
  • 4 chiến thuật “né” thua lỗ trong bão vàng - 2022-10-08 13:20:22
  • Các Indicator và thao tác hướng dẫn insert vào MT4 - 2019-02-19 16:00:58
  • Bài học cơ bản dành cho trader. - 2022-10-08 13:31:34
  • 4 rủi ro khi giao dịch Forex - 2022-10-08 13:22:38
  • Lập kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch - 2022-10-08 13:22:20
  • Cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để thắng trên Forex - 2022-10-08 13:23:00
  • 12 kinh nghiệm của trader khi vào thị trường - 2022-10-08 13:21:16
  • 6 Trading Rules - 2022-10-08 13:31:28
  • Bài học cơ bản dành cho traders - 2022-10-08 13:31:39
Forex trading involves significant
risk of loss and is not
suitable for all investors
Skrill-Moneybookers